Đội mũ cho trẻ sơ sinh, không biết những điều này sẽ trở nên phức tạp

Mũ đội là vật dụng gắn liền không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh, chúng được coi như món đồ canh giữ sức khỏe cho bạn nhỏ bởi phần thóp đầu là bộ phận cần vô cùng quan trọng và cần được bảo vệ trong thời kỳ đầu đời của bé. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đang hiểu sai quy tắc đội mũ cho trẻ, khiến chiếc mũ trở nên tác dụng ngược đối với bé.

Trẻ độ tuổi sơ sinh là giai đoạn cần được chăm sóc cẩn thận nhất vì lúc này chúng cơ thể các bé còn quá non nớt, sức đề kháng kém. Bởi vậy, từng thao tác, cử chỉ của người lớn cần phải hết sức nhẹ nhàng và đúng cách để tránh gây tổn thương không mong muốn. 

Những đồ dùng của trẻ sơ sinh cần được lưu ý hết sức về chất liệu cho tới độ an toàn, tiện lợi khi sử dụng. 

Mũ đội là vật dụng gắn liền không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh, chúng được coi như món đồ canh giữ sức khỏe cho bạn nhỏ bởi phần thóp đầu là bộ phận cần vô cùng quan trọng và cần được bảo vệ trong thời kỳ đầu đời của bé. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh đang hiểu sai quy tắc đội mũ cho trẻ, khiến chiếc mũ trở nên tác dụng ngược  đối với bé. 

Đội mũ cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách. Làm thế nào để lựa chọn một chiếc mũ phù hợp và an toàn nhất cho bé nhà bạn. Cùng Trâm Anh Caps khám phá và giải mã những thắc mắc trong bài viết hay ngày hôm nay nhé.

 

 

I. Đội mũ cho trẻ sơ sinh là đúng hay sai?

Công dụng chính của những chiếc mũ này thực chất dùng để che thóp cũng như bảo vệ phần đầu của bé. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa thời trang giúp bé yêu thêm phần dễ thương. Chính vì thế, các loại mũ che thóp trên thị trường được sản xuất rất đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và màu sắc. Các bà mẹ có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích của mình dành cho bé yêu.

Tuy nhiên, cái gì nhiều sẽ thành khó và có hai mặt của nó. Chất liệu và thiết kế mũ phong phú có thực sự đều tốt với bé. Với làn da nhạy cảm và mỏng manh của bé ở giai đoạn này, từ khâu chọn vải và từng đường may, các bậc phụ huynh đều phải cẩn trọng để mang lại cảm giác thoải mái cho con mình.

Với luồng ý kiến trái chiều, nhiều người thắc mắc, có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời là có và không! Tại sao lại như vậy?

Đơn giản, nếu bạn am hiểu và chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách thì nó sẽ trở nên đúng, nhưng thực tế, không phải ai cũng dày dặn kinh nghiệm và thực hiện chuẩn khoa học vì vậy, đôi khi gây hại cho bé.

Đối với những bé sinh đủ tháng, cơ thể khỏe mạnh bình thường, tốt nhất khi ở nhà không cần thiết phải đội mũ quá nhiều, nên để đầu bé có thời gian được tiếp xúc với không khí bên ngoài để tạo sự dễ chịu và thoáng mát thực sự.

Các bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng em bé của mình cần được bảo vệ bởi những chiếc mũ nhưng lại không hề biết rằng liệu chiếc mũ họ lựa chọn có thực sự đảm bảo độ an toàn cho bé hay không.

Không thể phủ nhận những công dụng mà phụ kiện này mang lại cho bé yêu của bạn và nó thực sự cần thiết cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cần phải nắm được cách sử dụng mũ che thóp cho bé một cách hợp lý và chất liệu cũng như kiểu dáng mũ như thế nào là tốt để đem lại hiệu quả khi sử dụng.

II. Cách sử dụng mũ cho trẻ sơ sinh đạt chuẩn

 

 

1. Lựa chọn loại mũ

Chất liệu: 

Loại mũ che thóp cho trẻ sơ sinh cần được làm từ những loại vải mềm với nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất  từ những cơ sở may nón mũ uy tín, chất lượng. Sản phẩm mang chất liệu cotton thoáng mát giúp thấm hút mồ hôi, thông thoáng da đầu và tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Vải cotton cần có độ co dãn nhẹ và không cần quá dày để phù hợp với bé hơn.

Kiểu dáng mũ: 

Đừng quá quan trọng về mặt thời trang dành cho bé ở giai đoạn này vì với làn da mỏng manh, nhạy cảm của các con, một chiếc mũ càng đơn giản càng giúp bé cảm thấy dễ chịu và tránh gây tổn thương. 

Hạn chế tối đa những loại mũ được thêu hoặc đính các chi tiết trên mũ vì vô tình độ cứng của những điểm nhấn này làm các bé thấy ngứa ngáy khi chạm vào da hoặc đôi khi làm đau khi đè vào đầu bé ở phần sau những lúc nằm.

2. Cách đội mũ

Đội mũ cho bé theo chiều từ vầng trán vòng qua đỉnh đầu và xuôi xuống phía sau gáy là chuẩn xác nhất vì thao tác này dựa vào quy luật của hướng mọc tóc. Nếu bạn đội mũ đúng với hướng tóc mọc sẽ không làm đau và tóc bé bị đảo lộn. Hơn nữa, phần tóc lúc này được xuôi xuống đúng hướng sẽ không gây ngứa ngáy da đầu bé.

Khoảng cách giữa vành mũ và mắt cần xa nhau, không làm mất tầm nhìn của bé, bé sẽ khóc và bực bội khi chiếc mũ lụp xụp trước mắt mình. Những khi trở trời, nên để vành mũ che một chút phần tai bé và đội sâu về phía gáy để giúp bé cảm thấy ấm áp hơn.

Lưu ý, không nên đội mũ có kích thước quá chật vì sẽ gây ảnh hưởng tới đầu, nếu quá rộng có thể vướng víu xuống phần mắt gây tức tối cho bé. Phần vành mũ phải có độ đàn hồi vừa phải để phù hợp với đầu bé và tạo sự dễ chịu. 

Nên có khoảng thời gian trong ngày các mẹ để đầu con mình được tiếp xúc với không khí bên ngoài để làn da được thoáng mát, loại bỏ vi khuẩn, tạo sự nhẹ nhàng.

3. Thời gian phù hợp khi đội mũ cho trẻ sơ sinh

 

 

Khi chào đời, em bé được tiếp xúc với môi trường hoàn toàn khác so với lúc còn ở trong bụng mẹ có phần độ ẩm cao hơn, không khí bên ngoài khô ráo nhưng ẩn chưa nhiều yếu tố gây bệnh, dễ bị nhiễm lạnh khi sức đề kháng của bé còn yếu. Chính vì thế, cần được trang bị một chiếc mũ mềm nhẹ, đủ thoáng nhằm giúp bé chống lại sự khắc nghiệt ban đầu.

Sau khi được làm quen với cuộc sống mới, về với ngôi nhà ấm áp, bạn không cần quá lo lắng và đội mũ cho bé suốt ngày dài, trừ khi nhiệt độ phòng xuống thấp vào những ngày thu đông. 

Đôi khi các bà mẹ bị tác động bởi những kinh nghiệm dân gian về chăm nuôi con và có thể trông các bé quá đáng yêu khi có những phụ kiện nhỏ đội đầu nên họ có thói quen đội mũ cho bé trong nhiều giờ liền. Tuy nhiên, hãy để ý tới cả cảm giác của bé để bé thực sự cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

4. Vệ sinh mũ cho trẻ sơ sinh

Với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ, bạn cần để ý tới việc vệ sinh đồ dùng cho các bé để tránh gây nên các bệnh ngoài da. Với mũ che thóp cũng cần được vệ sinh thường xuyên bằng cách dùng nước giặt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để bảo vệ làn da bé cũng như giữ được độ bền và độ mềm mại của chất liệu mũ. 

Sau khi giặt, mũ cần được phơi ở những nơi thông thoáng, nhiều gió, ít cây cối để hạn chế côn trùng, sâu ngứa gây hại cho bé. 

 

 

Kể cả khi bé không bị ra mồ hôi và ít ra ngoài tiếp xúc với không gian bụi bẩn, bạn cũng nên vệ sinh mũ và đồ dùng cá nhân của bé đều đặn để em bé luôn khỏe mạnh và thơm tho.

Bài viết trên đây vừa là những thông tin hay nhưng cũng đồng thời là kinh nghiệm cuộc sống mà Trâm Anh Caps muốn chia sẻ tới những bậc phụ huynh cũng như tất cả mọi người để yên tâm rằng từng bước chăm sóc của chúng ta đều mang lại sự thoải mái và đúng khoa học giúp bé lớn khỏe từng ngày. Việc đội mũ đúng cách cho trẻ sơ sinh cũng là bài học đầu tiên các ông bố bà mẹ cần thực hiện đúng để tạo cảm giác thoải mái cho bé luôn cười tươi mọi lúc mọi nơi. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức hỗ trợ bạn trong thời kỳ chăm sóc bé yêu.

 

Scroll