Notice: Undefined variable: sign in /home/tmmzvatqhosting/public_html/tramanhcaps.com/class/categories.class.php on line 227

Hướng dẫn cách làm nón lá không phải ai cũng biết

Cùng với chiếc áo dài Việt Nam, chiếc nón lá đã tạo nên nét đẹp đặc biệt nhất là nó đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ. Chiếc nón lá xuất hiện từ khá lâu đời, nó đã hiện diện trong cuộc sống hằng ngày từ những năm tháng mà chúng ta cùng nhau đánh giặc giữ nước

Đã từ lâu, chiếc nón lá xuất hiện bên cạnh mỗi con người chúng ta, nó trở thành một thứ vô cùng quen thuộc, gần gũi nhất là đối với những người phụ nữ Việt. Chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng cho sự duyên dáng của người phụ nữ, cho những nét đẹp tần tảo, nhẹ nhàng, thanh thoát. Chiếc nón không chỉ xuất hiện trong đời sống mà đã dần đi vào thơ ca, nhạc họa.

Chiếc nón lá đẹp như thế tinh tế như thế nhưng để có thể tạo ra được chiếc nón này sẽ mất rất nhiều công sức, không giống như nón lưỡi trai, mũ vải… chỉ cần xếp lại và may là được, để tạo ra nón lá là rất nhiều sự kỳ công của người thợ, họ phải thực sự tỉ mỉ và mất khá nhiều thời gian thì mới có thể tạo nên được chiếc nón mà chúng ta vẫn hay sử dụng. Vậy bạn có muốn biết chiếc nón được tạo ra như thế nào không? Hãy cùng Tramanhcaps – xưởng may nón tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

QUY TRÌNH LÀM NÊN MỘT CHIẾC NÓN LÁ

Cùng với chiếc áo dài Việt Nam, chiếc nón lá đã tạo nên nét đẹp đặc biệt nhất là nó đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ. Chiếc nón lá xuất hiện từ khá lâu đời, nó đã hiện diện trong cuộc sống hằng ngày từ những năm tháng mà chúng ta cùng nhau đánh giặc giữ nước, trải qua nhiều cuộc thăng trầm trong cuộc sống, những cuộc chiến tranh ác liệt và cho đến thời điểm hiện tại thì nghề làm nón vẫn được duy trì và phát triển.

Ở nước ta thì Huế chính là vùng đất có nhiều nghệ nhân làm nón nhất và những chiếc nón được tạo ra ở đây cũng đẹp nhất, nó khá nhẹ nhàng, thanh thoát giống như những người phụ nữ mỏng manh, yếu đuối mà vẫn cố che chở cho người khác. Vậy nón được làm ra như thế nào nhỉ?

Lựa chọn nguyên liệu làm lá

Để tạo nên được chiếc nón lá đẹp thì ngay từ ban đầu bạn phải lựa chọn thật kỹ nguyên liệu ban đầu vì khi nguyên liệu tốt, nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng và độ bóng thì nó mới có thể đem lại chiếc nón đẹp được, ngoài ra thì độ tinh xảo trong đường kim mũi chỉ nữa mới có thể góp phần tạo nên được nét đẹp cho chiếc nón.

Thường thì khi làm nón người ta sử dụng 2 loại lá chính là lá dừa và lá cọ, cụ thể hơn về 2 loại lá này nhé:

-          Lá dừa: Đây là loại lá muốn đẹp thì bạn phải mua từ trong Nam, và chiếc lá được chuyển về thường là lá thô, nên người thợ cần phải xử lý cẩn thận trước khi tiến hành làm nón đó chính là xử lý qua lưu huỳnh như thế thì lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc được đẹp nhất. Việc chọn lá khá công phu nhưng để có được độ bóng đẹp thì việc sử dụng lá cọ vẫn hơn hẳn lá dừa đấy, nên để đẹp nhất thì bạn nên chọn lá cọ nha.

-          Còn với lá cọ: Việc chọn lá cọ cũng khá công phu đấy bạn phải chọn loại lá non vừa độ phần gân lá phải có màu xanh còn màu lá thì là màu trắng xanh, nếu như lá trắng và gân lá cũng trắng thì chứng tỏ chiếc lá cọ đó đã già rồi nhé việc làm bón sẽ không được đẹp. Vì thế một chiếc nón lá muốn đạt tiêu chuẩn thì chiếc lá cọ cần phải có màu trắng xanh và gân lá cũng có màu xanh đẹp mắt, say đó là tiến thành sấy khô tẩm theo đúng quy trình, việc sấy khô tiến hành đúng kỹ thuật và nên sấy trên bếp than, bạn không nên phơi nắng nhé, sau khi tiến hành sấy xong thì đem đi phơi sương khoảng 2 đến 4 giờ cho lá bớt độ cứng và ròn, sau đó sử dụng một búi vải rồi tiến hành đặt lên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi từng chiếc lá cho chúng được phảng ra. Hãy nhớ là mỗi chiếc lá đều nên làm phẳng một chút nhé, như thế sẽ đẹp hơn nhiều khi bạn tiến hành khâu nón đấy.

Tiến hành làm nón lá

Sử dụng cây mác sắt là khung, người thợ làm nón lúc này sẽ tiến hành chuốt từng nan tre sao cho chúng cần phải có kích thước tròn đều và có đường kính rất nhỉ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính của que tăm một chút thôi nhé, việc làm này cần tiến hành cẩn thân và các nan tren này phải có kích thước đều nhau có như thế mới giúp ích cho người dùng được nhé. Sau đó là tiến hành uốn nan tre này thành từng vòng tròn đều nhỏ và bóng có kích thước từ lớn đến nhỏ, mỗi cái nón sẽ cần đến khoảng 16   nan tre uốn tròn như thế này và được xếp vào khung có hình chóp.

Sau khi đã có được phần khung đều nhau như thế rồi thì chúng ta sẽ tiến hành xếp lá lên trên, lúc này đòi hỏi bạn cần phải thực hiện khá đều tay sao cho các phiến lá chồng lên nhau không xô hay lệch nhau nhé, kể về quy trình làm nón thì không thể không kể đến chiếc nón bài thơ Huế được, thật ra thì mỗi loại nón cũng sẽ có độ dầy mỏng khác nhau, tạo nên nét đặc trưng và cũng là nét đẹp rất riêng của mỗi chiếc nón, tuy nhiên để có được nét đẹp như thế thì đòi hỏi người thợ phải biết cách và khéo léo tạo nên được những nét đẹp đó nhé.

Nhưng với chiếc nón bài thơ thì khác, nó được tạo nên chỉ với 2 lớp thôi nhé, đó là: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp hay xô lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết này đã tạo nên nét đặc trưng cho nón bài thơ xứ Huế khiến cho du khách cảm thấy mê mẩn và một khi đã đến Huế thì không thể không mua chiếc nón này về làm quà được. Nó tạo nên nét thanh mảnh và nét đẹp rất riêng của con người xứ Huế.

Chằm nón là công đoạn tạo nên chiếc nón lá hoàn chỉnh

Sau khi đã tiến hành xếp lá đều và ngay ngắn trên phần vành lá rồi thì lúc này chúng ta sẽ bắt đầu chằm nón nhé, nón được chằm bằng những sợi nilong dẻo, dai săn chắc, nó có màu trắng trong suốt đảm bảo được sự thanh mảnh và đẹp mắt rất riêng cho chiếc nón lá này. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,...với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.

Chiếc nón lá được tạo nên đẹp mắt còn dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ và đặc biệt là nó cần phải được đẹp nhất, đường kim mũi chỉ cẩn thận từ đó tạo nên được sự đều đặn, dễ chịu…

Nón lá hiện nay hiện lên khá đẹp mắt và hấp dẫn, nó là biểu tượng của người phụ nữ Việt nên chúng ta cần phải giữ gìn và biết trân trọng những chiếc nón lá này nhé.

 

Scroll