Notice: Undefined variable: sign in /home/tmmzvatqhosting/public_html/tramanhcaps.com/class/categories.class.php on line 227

Nón lá – Nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Chiếc nón lá được cho là một biểu tượng của người dân Việt Nam, nhất là những người phụ nữ, nhắc đến nón lá thì ai cũng biết đến nó đã quá đỗi thân thuộc rồi. Nếu như ngày xưa thì chiếc nón là thường được người dân sử dụng để làm vật che mưa, che nắng nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc nón lá đã trở thành một nét đẹp truyền thống, người phụ nức Việt Nam khi mặc áo dài, đội nón lá sẽ trở nên duyên dáng, đẹp lạ thường.

Chiếc nón lá được cho là một biểu tượng của người dân Việt Nam, nhất là những người phụ nữ, nhắc đến nón lá thì ai cũng biết đến nó đã quá đỗi thân thuộc rồi. Nếu như ngày xưa thì chiếc nón là thường được người dân sử dụng để làm vật che mưa, che nắng nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc nón lá đã trở thành một nét đẹp truyền thống, người phụ nức Việt Nam khi mặc áo dài, đội nón lá sẽ trở nên duyên dáng, đẹp lạ thường.

Vậy bạn biết gì về những chiếc nón lá? Đặc điểm, cấu tạo, cách làm… nón lá như thế nào? Tuy nhiên cho dù nó như thế nào đi chăng nữa thì nón là chính là thứ gắn bó với con người Việt, không phân biệt địa vị, tuổi tác.

Lịch sử hình thành của chiếc nón lá Việt Nam

Có nhiều người thường xuyên cầm nón, đội nón nhưng chưa chắc đã biết nguồn gốc mà chiếc nón mình dùng bắt đầu từ đâu. Từ ngàn xưa, do đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với thời tiết nắng mưa nhiều người Việt ta đã biết cách kết lá lại với nhau để tạo nên vật dụng che mưa nắng. Và theo như nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì trên trống đồng Ngọc Lũ, chiếc nón lá đã xuất hiện cách đây khoảng 2500  - 3000 năm với hình ảnh sơ khai.

Còn theo lịch sử thì thời điểm ra đời của chiếc nón lá ở Việt Nam là vào khoảng thế kỷ 13 vào đời nhà Trần. Sau một khoảng thời gian dài phát triển cho đến thời điểm hiện tại, khi đã trải qua nhiều giai đoạn, nón lá đã có những thiên biến và thay đổi lớn, ví dụ như từ hình tròn, nón dẹt cho đến nón hình chóp… Và về mặt tạo hình thì chiếc nón lá hình chóp mà chúng ta vẫn thấy nhiều nhất sẽ tạo nên một không gian vững vàng và cũng mang lại nét đẹp thẩm mỹ cao, vừa che mưa nắng tốt, dễ dàng sử dụng lại gọn gàng duyên dáng, chính vì thế mà nó mới trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam.

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế cũng như dưới sự giao thoa của nền kinh tế giữa các nước, chiếc  nón lá truyền thống của chúng ta đã vượt ra ngoài biên giới và trở thành món quà ý nghĩa dành tăng cho du khách quốc tế, được đông đảo du khách yêu thích.

Chiếc nón lá được cấu tạo như thế nào?

Không chỉ những người nông thôn mà ngay cả những người thành thị cũng sử dụng nón lá khá nhiều, tuy nhiên thường thì chúng ta chỉ ra chợ mua về nên ít khi có người biết được cấu tạo của nó. Để Tramanhcaps cơ sở may nón nói cho bạn biết nhé:

-          Nón lá ngày nay có 16 vành tròn được làm bằng thân tre vót nhỏ đều nhau và nối lại với nhau, chúng có kích thước khác nhau để tạo thành hình nón.

-          Đường kính mặt dưới của nón rơi vào khoảng 41cm

-          Phần lá sẽ được lót từ 2 – 3 lớp tùy vào độ dày của nón cũng như mục đích sử dụng riêng của con người, ví dụ như nếu như bạn sử dụng với mục đích chính là che mưa, che nắng thì chiếc nón sẽ cần nhiều lớp lá hơn, nhưng nếu như bạn sử dụng nón chỉ để tạo nên sự thanh mảnh, nét đẹp khi đội thì có thể làm mỏng hơn và bên trong lót thêm hoa văn, họa tiết, ảnh…

-          Bên ngoài nón thường được quét thêm 1 lớp dầu bóng, loại dầu này thường là nhựa thông pha với cồn để có màu trong suốt khi quét lên trên lớp lá sẽ ngăn không cho nước mưa có thể thấm qua được các lỗ kim li ti khi khâu nón.

-          Trên chóp nón có 1 cái xoài, nó thường được làm bằng chỉ bóng láng để tạo nên nét duyên dáng rất riêng.

-          Và bên trong nón còn có thên phần quai ở 2 bên cân xứng với nhau, để nón không bị rơi sẽ có một dây cột lại, loại dây nón này sẽ được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau tùy vào mục đích sử dụng riêng của người dùng.

Và nguyên liệu chính để tạo nên chiếc nón lá này chính là lá, chỉ, khung nón. Vật liệu nghe chừng là đơn giản nhưng nón lá hiện nay khá là khó tìm đấy, lá chỉ mọc ở những vùng núi và nay cũng đã được nhân giống trồng ở vườn nhà. Nón lá thường sử dụng các loại lá như lá cọ, rơm, tre, lá hồ, lá tơi… đây là những loại lá mà từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng để tết thành những vật dụng giúp che mưa che nắng, và nó đã được biến tấu để trở thành chiếc nón gọn gàng hơn, đẹp hơn.

Khung nón được làm bằng thân tre vót nhỏ nó sẽ được đặt đều nhau với kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn tạo nên chiếc nón có hình chóp.

Hiện nay có những loại nón lá nào?

Khi phân biệt nón lá thì người ta thường dựa vào chất liệu và đặc điểm cấu tạo. Nếu như dựa vào đặc điểm thì ta sẽ có nón chóp và nón thúng. Còn về chất liệu thì có nhiều loại khác nhau như nón lá dừa, nón lá cọ…

Ngoài ra thì còn có khá nhiều tên gọi nón khác nhau mà chắc chắn rằng nhiều người Việt Nam ta vẫn chưa biết, nhất là giới trẻ hiện nay, có thể kể ra như:

-          Nón dấu: Đây là loại nón có chóp nhọn.

-          Nón gò găng: Đây là loại nón bằng lá dứa mà người ta thường hay đội khi cưỡi ngựa.

-          Nón rơm: Những cọng rơm ép cứng sẽ được kết lại với nhau và tạo thành chiếc nón.

-          Nón quai thao: Nón của liền anh liền chị, thường được sử dụng trong các lễ hội miền Bắc.

-          Nón gõ: Nó làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa.

-          Nón lá sen

-          Nón thúng: Kiểu nón có hình tròn bầu giống như chiếc thúng vậy.

-          Nón khua

-          Nón chảo

-          Nón cạp

Cách làm nón lá Việt Nam như thế nào?

Đã bao giờ bạn tìm hiểu về cách làm nón lá Việt Nam chưa? Bạn có biết sản xuất nón như thế nào không? Nếu như nhìn các nghệ nhân làm bạn sẽ thấy nó thật đơn giản, chỉ cần cho lá vào khung là khâu lại là xong đúng không? Nhưng thực chất nó vô cùng phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao đấy. Cụ thể:

-          Để tạo ra được phần vành nón thì người ta phải sử dụng tre và vót thành thanh tròn rồi uốn cong lại thành các vòng tròn có đương kính to nhỏ khác nhau. Vành nón sẽ có kích thước lớn nhất và từ đó sẽ nhỏ dần, nhỏ dần cho đến chóp nón chỉ có kích thước bằng đồng xu thôi nhé.

-          Lá nón sẽ được hói về và phơi khô cho trắng, sau đó là đem cất trong túi để tránh tình trạng ẩm mốc. Khi bắt đầu làm nón, người thợ sẽ lấy từng lá ra rồi làm phẳng sau đó là sử dụng kéo để cắt chéo phần đầu trên, sử dụng kim khâu chúng lại với nhau. Thường thì sẽ khoảng 24 – 25 chiếc lá cho một lượt sau đó lại xếp đều lên phần khuôn nón lá.

-          Phần lá nón mỏng và cũng chóng hư nhất nếu như gặp mưa nhiều vì thế mà những người thợ đã hạn chế tình trạng hỏng này bằng cách tận dụng những bẹ tre khô để thành từng lớp giữa 2 lớp lá nón, nó sẽ giúp cho phần nón vừa cứng lại vừa bền. Quá hoàn hảo đúng không nào?

-          Và để hoàn thành được chiếc nón thì chúng ta cần phải xếp các vành nón vào khung được tạo sẵn theo hình chóp, sau đó là xếp tiếp các lá nón vào khung và sử dụng kim có xâu chỉ sợ tơ để liên kết chúng lại với nhau, nó sẽ giúp cho lá và khung được bền và liên kết được với nhau nhé.

Với những thông tin trên đây, bạn đã biết được chiếc nón lá này có đặc điểm, cấu tạo cũng như cách làm ra chiếc nón rồi. Đây là một sản phẩm truyền thống Việt Nam mà chúng ta cần phải giữ gìn cho con cháu mai sau nhé.

Scroll