Notice: Undefined variable: sign in /home/tmmzvatqhosting/public_html/tramanhcaps.com/class/categories.class.php on line 227

Giữ gìn, vệ sinh mũ nón lâu bền không hề khó nếu thực hiện những điều này

Việc vệ sinh và bảo vệ chiếc mũ của mình cũng chính là cách để làm đẹp cho bản thân bạn. Dù bạn có phong cách và chịu chơi tới đâu, nhưng phụ kiện đi kèm là chiếc mũ đắt tiền đầy vết ố mốc, ngả màu sẽ làm bạn chẳng còn điểm nào trong mắt đối phương. Đừng nghĩ, chiếc mũ là vật dụng bé mà quên đi việc giữ gìn cũng như vệ sinh nó thường xuyên và đúng cách.

Tiêu chí để đánh giá một vật dụng, đồ dùng có được coi là chất lượng và đạt chuẩn hay không thường phụ thuộc bởi chất liệu và nguồn gốc của sản phẩm đó. Tuy nhiên, những ý kiến, nhận xét này chỉ đúng ở thời điểm mua, sử dụng lâu dài và bền màu hay không còn tùy thuộc vào người dùng trong cách giữ gìn, vệ sinh đồ dùng đó. Một chiếc mũ thời trang cũng không nằm ngoại lệ, kể cả giá trị của nó đắt đỏ đến mức nào và của thương hiệu gì đi chăng nữa.

 

 

Việc vệ sinh và bảo vệ chiếc mũ của mình cũng chính là cách để làm đẹp cho bản thân bạn. Dù bạn có phong cách và chịu chơi tới đâu, nhưng phụ kiện đi kèm là chiếc mũ đắt tiền đầy vết ố mốc, ngả màu sẽ làm bạn chẳng còn điểm nào trong mắt đối phương. Đừng nghĩ, chiếc mũ là vật dụng bé mà quên đi việc giữ gìn cũng như vệ sinh nó thường xuyên và đúng cách. Thật đáng tiếc nếu phụ kiện đội đầu bị ẩm mốc, hoen ố đó lại là món quà người thân đặt làm mũ theo yêu cầu dành riêng cho bạn. Hơn nữa, việc bảo vệ chiếc mũ của bạn luôn sạch sẽ, khô thoáng cũng hạn chế nguy cơ viêm da đầu, ngăn chặn các tác nhân gây nên vảy gàu, rụng tóc, mụn trứng cá. Vậy, các bạn đã biết như thế nào là giữ gìn, vệ sinh mũ nón lâu bền? Tham khảo một số gợi ý dưới đây dễ dàng thực hiện cũng như tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng mũ vì vệ sinh sai cách nhé.

1. Cách làm sạch mũ cói

 

 

Đầu tiên, bạn nên kiểm tra về chất liệu của chiếc mũ cói có thể đụng nước được hay không bởi có một số loại khá mỏng và cứng, không phù hợp dù là giặt tay. Bạn có thể kiểm tra qua một vài bước để biết phụ kiện của mình có thể giặt được hay không bằng cách: Uốn cong nhẹ phần vành mũ gần vào nhau, chiếc mũ chất liệu ổn định có thể giặt với sự đàn hồi sẽ trở về hình dáng ban đầu. Ngược lại, bạn không nên cho nước tiếp xúc với chiếc mũ bị uốn cong và có chiều hướng bị gãy vì chất liệu này khá giòn, khi gặp nước và phơi khô qua ánh nắng mặt trời sẽ càng khiến chúng dễ gãy và cứng hơn.

  • Đối với các loại mũ mềm của thương hiệu Shantung hay Baku bạn có thể yên tâm giặt bình thường, lưu ý đừng quá mạnh tay tránh làm hỏng chất liệu ban đầu của nó. Phơi mũ theo đúng hình dáng nhằm tránh tạo nếp không như mong muốn.

 

 

  • Đối với mũ cói không được giặt: Hãy chải mũ bằng chiếc chổi nhỏ hoặc khăn ẩm theo một chiều để loại bỏ bụi bẩn sau mỗi lần sử dụng, như vậy, chiếc mũ cói của bạn được giữ sạch trong thời gian lâu hơn. Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh mũ nhờ dung dịch oxy già giá rẻ, rất dễ tìm kiếm trong các hiệu thuốc; trộn nước và oxy già với nhau theo tỉ lệ 1:1 vào bình xịt; phun dung dịch này vào một chiếc khăn vừa ẩm, không quá ướt và lau quanh mũ; đối với vành bên trong tiếp xúc với da đầu, bạn nên xịt trực tiếp và lau đi lau lại nhiều lần để loại bỏ vết mồ hôi, ố mốc cứng đầu, sau đó lau lại bằng khăn khô. Cuối cùng bạn chỉ cần phơi mũ ở nơi thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, để mũ từ từ khô là đã có một tác phẩm siêu sạch.

2. Cách làm sạch mũ len

Giặt mũ len bằng tay

Lưu ý tuyệt đối không nên dùng nước ấm hoặc nước nóng để giặt vật dụng có độ co dãn tốt như mũ len bởi nguy cơ phai màu hoặc làm thay đổi kích thước là rất cao. Hòa nước lạnh vào chậu cùng một chút bột giặt hoặc nước tẩy rửa cho các loại vải đến khi tạo bọt, thả mũ len vào và ngâm trong khoảng 3-5 phút và vò nhẹ nhàng. Không được sử dụng bàn chải hay bất kỳ vật dụng nào khác để chà vào mũ len để tránh hiện tượng len bị xù lông sau khi giặt. Đối với trường hợp dùng nước tẩy rửa dành riêng cho chất liệu vải, bạn phải sử dụng chính xác cho mục đích của mình: Loại tẩy ố dùng khi mũ của bạn có một vài điểm mốc, tẩy trắng dùng cho loại mũ len màu trắng để tránh làm phai các loại mũ có gam màu khác. Cuối cùng, bạn chỉ cần giặt lại qua vài lần nước sạch, vắt khô bằng tay và phơi khô. Mũ len phải được phơi trên giá đỡ và dùng kẹp thay cho móc quần áo để tránh cho hình dáng mũ bị biến dạng.

 

 

Giặt mũ len bằng máy giặt

Thực chất, mũ len không được khuyến khích giặt máy dù là của thương hiệu nào đi chăng nữa, bởi trong thời gian ngắn, mũ sẽ bị thay đổi về mặt chất lượng và không còn giữ được form ban đầu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế điều này trong quá trình giặt máy bằng cách cho mũ len vào một chiếc vỏ gối hoặc túi giặt chuyên dụng, đóng kéo khóa hoặc buộc dây cẩn thận để tránh trường hợp mũ bị rơi ra trong quá trình quay máy giặt.

Cách này chỉ nên sử dụng cho những loại mũ ghi nhãn mác “được giặt máy”, những sản phẩm đan thủ công, đừng nên mạo hiểm vì nguy cao sau khi giặt máy, chúng sẽ bị xu lông và biến dạng.

Lưu ý thêm, nên giặt mũ len cùng quần áo để số lượng không quá ít khi chạy máy, hạn chế ảnh hưởng của tốc độ tới chất lượng sản phẩm.  

3. Cách làm sạch mũ lưỡi trai

Giặt mũ lưỡi trai bằng tay

 

 

Tương tự như đối với mũ len, bạn nên giặt bằng nước lạnh để giữ nguyên được màu sắc như ban đầu sau mỗi lần vệ sinh. Mũ lưỡi trai thường được sử dụng chất liệu khá dày và cứng hơn so với loại mũ khác. Vì thế bạn có thể giặt tay thoải mái hơn, tuy nhiên vẫn phải cẩn trọng để tránh làm hỏng dáng mũ. Sau khi ngâm mũ vào dung dịch nước pha bột giặt, bạn dùng tay vò từng bộ phận. Riêng đối với bộ phận vành mũ bên trong, bạn nên dùng bàn chải chà đi chà lại vần đường để loại bỏ mồ hôi và vết bẩn. Giặt lại mũ bằng nước sạch là bạn đã có thể đưa chúng nên dây phơi.

Lột trái mũ lưỡi trai để phơi và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời của lâu, điều này giúp hạn chế mũ của bạn không bị bạc màu nhanh theo thời gian.

Giặt mũ lưỡi trai bằng máy giặt

Dù là giặt máy nhưng việc đầu tiên, bạn vẫn cần phải dùng chất tẩy rửa chuyên dụng cho vải để loại bỏ mồ hôi, vết bẩn trên vành mũ bên trong.

Hầu hết các loại mũ lưỡi trai hiện nay đều có thể giặt được trong máy giặt, vì thế sau khi chạy máy là bạn đã có thể đem phơi khô bình thường

Lưu ý, khi giặt mũ lưỡi trai bằng máy giặt, bạn nên kết hợp giặt cùng những đồ dùng cùng màu khác để tránh trường hợp phai màu lẫn vào nhau.

Nếu phụ kiện thời trang của bạn là mũ lưỡi trai chất liệu len, bạn không nên giặt chúng trong máy giặt vì nguy cơ xù len là rất cao, hơn nữa mũ của bạn sẽ không còn nguyên hình dáng ban đầu.

 

 

Đối với loại mũ lưỡi trai thường hiện nay vẫn còn một số có phần lưỡi trai được lót bên trong bằng bìa cat-tong, tuyệt đối không cho mũ vào nước nếu bạn không muốn bộ phận này bị hỏng và gãy. Lúc này, hãy dùng bình xịt có chứa nước giặt để vệ sinh chiếc mũ, chà đi chà lại ở những phần vải dính bẩn và lau lại bằng khăn khô. Như vậy, chiếc mũ của bạn vẫn sẽ sạch sẽ và thơm tho không kém gì giặt với nước.

Không dùng nước nóng để trong quá trình giặt mũ bằng máy giặt vì sẽ ảnh hưởng tới chất liệu cũng như màu sắc của mũ.

 

 

Trên đây là một số gợi ý cho bạn trong quá trình sử dụng và giữ gìn, vệ sinh chiếc mũ thời trang của mình. Hãy khiến mình trở thành dân chơi chính hiệu với những mũ thời thượng và luôn bóng bẩy, thơm tho. Nếu bạn biết bảo vệ vật dụng của mình đúng cách và hợp lý thì dù có là chiếc mũ giá rẻ, nó vẫn có thể theo bạn 10 năm, thậm chí là hơn thế. Mong rằng, qua bài viết này, Trâm Anh Caps sẽ phần nào giúp các bạn có thêm những kỹ năng mới trong việc vệ sinh các loại mũ để chúng luôn được bền lâu như mới.


 

Scroll